Những điều cần biết về độ cao tĩnh không công trình

Thực tế hiện nay, rất nhiều Chủ đầu tư Công trình, Dự án bỏ qua thành phần Văn bản chấp thuận độ cao tĩnh không cho Công trình, Dự án trong Hồ sơ phương án Quy hoạch Công trình, Dự án, gây ảnh hưởng xấu đến tiến độ toàn dự án, thiệt hại về thời gian và chi phí.

Độ cao tĩnh không – Độ cao công trình

Độ cao tĩnh không công trình được hiểu là độ cao của công trình so với mặt đất tự nhiên hoặc so với sân bay.
Thẩm quyền chấp thuận về độ cao công trình thuộc Cục Tác chiến – Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam. Cơ quan này có trách nhiệm kiểm tra, thẩm định và có văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận gửi cho cơ quan, tổ chức hay cá nhân mà có đề nghị chấp thuận về độ cao công trình.

Quy định pháp lý

Trước khi phê duyệt đồ án Quy hoạch chung hoặc đồ án Quy hoạch chi tiết để xây dựng các Khu đô thị, Khu nhà ở cao tầng, Khu hạ tầng kỹ thuật công nghiệp, Khu kinh tế, Khu đặc thù, Khu công nghệ cao phải có văn bản lấy ý kiến của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam để thống nhất bề mặt quản lý độ cao công trình (Cục Tác chiến).
Theo đó, nhìn chung đối với những công trình dân dụng có độ cao từ 45 mét trở lên (hay xét theo thực tế về tầng cao với những công trình có chiều cao từ 10 tầng trở lên) so với mặt đất tự nhiên thì Thuộc diện phải được Chấp thuận về Quản lý Độ cao công trình. Do các công trình này thuộc diện chướng ngại vật phải được cảnh báo hàng không.

Thủ tục đề nghị Chấp thuận Độ cao Tĩnh không công trình bao gồm:

1. Văn bản đề nghị chấp thuận độ cao công trình thực hiện theo Mẫu.
2. Bản sao bản đồ hoặc sơ đồ không gian, vị trí khu vực xây dựng công trình có đánh dấu vị trí xây dựng công trình.
3. Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu, quản lý, sử dụng công trình, nhà ở theo quy định của pháp luật.

Nội dung Kết quả Văn bản thỏa thuận bao gồm:

1. Tên, tính chất, quy mô công trình.
2. Chủ đầu tư, chủ sở hữu công trình.
3. Vị trí công trình: Địa chỉ hành chính, tọa độ địa lý theo hệ tọa độ WGS-84 (theo kinh độ, vĩ độ thuộc độ, phút, giây).
4. Độ cao tối đa của công trình được phép xây dựng so với cốt đất tự nhiên hoặc so với mực nước biển trung bình.
5. Hướng dẫn cảnh báo hàng không
6. Thời hạn có hiệu lực của văn bản chấp thuận độ cao của công trình
7. Các điểm lưu ý khác (nếu có)

Tham khảo: docaotinhkhong.com