Ứng dụng BIM trong ngành xây dựng hiện nay

Công nghệ đang thay đổi cách các tòa nhà, cơ sở hạ tầng được thiết kế, xây dựng và vận hành. Và nó giúp cải thiện quá trình làm việc, cải thiện hiệu suất thiết kế và vận hành trong suốt vòng đời của các công trình.

BIM (Building Information Modeling)

BIM được hiểu là một quy trình liên quan tới việc tạo lập và quản lý những đặc trưng kỹ thuật số trong các khâu thiết kế, thi công và vận hành các công trình (công trình ở đây có thể là công trình xây dựng hay các sản phẩm công nghiệp).

Thông tin (Information) gồm 2 loại:

– Thông tin hình học: các kích thước dài, rộng, cao, vị trí của cấu kiện trong công trình như cột dầm sàn ống nước, bồn tắm, bóng đèn, bàn ghế tủ,…

– Thông tin phi hình học (data): thông tin phụ về các cấu kiện như hãng sảng xuất, thời gian bảo trì bảo dưỡng, giá thành, nhà cung cấp,…

Do đó, BIM là một mô hình 3D duy nhất chứa thông tin công trình, dùng để khai thác chung giữa các bộ phận, các bên liên quan từ giai đoạn thiết kế ý tưởng đến giai đoạn thi công và vận hành công trình.

Như vậy, BIM không chỉ là nguồn lưu trữ và cung cấp thông tin công trình từ giai đoạn thiết kế, thi công đến quản lý vận hành mà còn là quá trình tạo ra và sử dụng nguồn thông tin để tạo nên một mô hình thực tại ảo của công trình, nhằm mục đích tối ưu hóa thiết kế, thi công, vận hành quản lý công trình.

BIM 3D và REVIT

Quy trình BIM sẽ xoay quanh các mô hình số hóa 3D, và người dùng cần các phần mềm để thực hiện công việc xây dựng những mô hình này. Một trong số những phần mềm hỗ trợ BIM được sử dụng tương đối phổ biến có thể kể tới đó là Autodesk Revit. Cụ thể, Revit sẽ hỗ trợ thực hiện trong 3 giai đoạn chính:

– Thiết kế kiến trúc (architecture)

– Thiết kế kết cấu (structure)

– Thiết kế cơ điện (MEP)

Mặc dù vẫn còn một số hạn chế nhất định, song phần mềm Revit đang không ngừng được Autodesk cập nhật và bổ sung cộng với các ưu thế sẵn có, như:

– Đồng bộ chặt chẽ với AutoCAD.

– Tạo thành một quy trình xuyên suốt từ kiến trúc, kết cấu đến MEP trên cùng 1 phần mềm Revit, hạn chế tối đa việc import và export gây thất thoát dữ liệu.

– Liên kết với các phần mềm khác của hãng Autodesk như: Navisworks, Infraworks, 3Ds Max, Inventor…

– Dữ liệu đồng bộ liên tục trên một mô hình tổng, giúp các kỹ sư có thể cùng thiết kế trên cùng một mô hình theo thời gian thực.

Ứng dụng BIM tại Kiến trúc Việt

Nắm bắt được xu thế chung ấy, Kiến trúc Việt đã và đang triển khai các khóa đào tạo chuyên sâu, đồng bộ về BIM cho toàn thể nhân viên nhằm đẩy mạnh khả năng ứng dụng công nghệ cao trong thiết kế kiến trúc, đồng thời nâng giá trị sản phẩm, giảm chi phí phát sinh, tiến tới tương lai chuyển đổi công cụ sang sử dụng Revit và ứng dụng mô hình BIM trong toàn hệ thống.

Sau 4 năm vận hành độc lập bộ môn BIM, Kiến trúc Việt đang dần từng bước hoàn thiện bộ máy, gia tăng chất lượng nhân lực, chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc cách mạng BIM toàn cầu.

Nguồn: Tổng hợp